Có rất nhiều cách nuôi gà đá cựa sắt. Trên thực tế mỗi kê sư lại có một phương pháp nuôi dưỡng riêng, không ai giống với ai. Những kinh nghiệm này sẽ được tích lũy từ những lần nuôi dưỡng trước đó. Nếu bạn là tân binh – mới tập tành nuôi gà và chưa tìm được cách nuôi gà hay thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.
TỔNG HỢP CÁCH NUÔI GÀ ĐÁ CỰA SẮT TỪ A – Z
Gà đá ở mỗi giai đoạn cần áp dụng một phương pháp nuôi dưỡng riêng. Chẳng hạn như trước khi thi đấu cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng như thế nào. Sau khi thi đấu cần nghỉ dưỡng ra sao để lấy lại sức khỏe và quá trình trưởng thành cần chú ý điều gì,…. bài viết hôm nay sẽ cung cấp đầy đủ các
GIAI ĐOẠN NUÔI THÚC GÀ ĐÁ
Giai đoạn nuôi thúc được hiểu đơn giản như khoảng thời gian từ khi mới nở đến khi gà trưởng thành. Điều đầu tiên là cần chọn được giống gà đá tốt, có sức khỏe, thể lực, đòn lối hay nữa thì càng chiếm ưu thế.
Nếu bạn biết cách lai giống thì chú trọng vào việc lai tạo, chọn gà mái và gà trống để tăng chất lượng đời con. Ngược lại nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên tìm mua gà giống trên thị trường sẽ tốt hơn. Tất nhiên khi đi mua, bạn nên nhờ một người có sự hiểu biết nhất định về gà đá đi cùng, từ đó cho bạn những lời khuyên hữu ích!
– Đối với gà từ 7 tháng tuổi trở xuống, anh em tăng cường chế độ dinh dưỡng, cho ăn uống thoải mái, miễn sao gà tăng cân và phát triển cơ bắp toàn diện. Không cho gà tập luyện hay xổ gà ở giai đoạn này, vì có thể làm vỡ cơ, teo cơ,… sau này rất khó để đầu tư.
– Gà từ 8 tháng tuổi trở lên thì chế độ dinh dưỡng phải hạn chế, nếu không gà sẽ tăng cân mất kiểm soát. Đây cũng là giai đoạn đầu tư huấn luyện để gà có sức bền, tăng bo – tăng pin, sẵn sàng cho các trận chiến.
Trước khi gà bước lên sàn đấu 10 ngày, cách nuôi gà đá cựa sắt như sau:
– Không cho gà uống nước thoải mái nữa, thay vào đó chỉ tiếp nước vào 3 – 4h sáng. Việc cho uống nước đúng giờ giúp sẽ giúp gà tránh được tình trạng hốc nước khi thi đấu.
– Khoảng 5h sáng cho gà tắm sương. Việc tắm sương sẽ giúp máu huyết lưu thông, cơ thể ổn định hơn. Cách thực hiện rất đơn giản, phơi khăn ngoài trời để hứng sương, sau đó dùng khăn lau cho gà chiến. Sau khi lau sơm thì nhớ vảy một ít rượu lên người gà để làm ấm, tránh tình trạng sốc nhiệt.
– Đến 5h chiều thì cho gà phơi nắng, tùy các mùa trong năm mà có thể cho phơi sớm hoặc trễ hơn. Chẳng hạn vào mùa hè, thời tiết oi bức, khoảng 5h phơi là hợp lý. Lúc này ánh nắng đã dịu hơn. Nhưng vào mùa đông, thời tiết lạnh sớm, 5h chiều đã rất muộn rồi, anh em mang gà ra phơi khoảng 3 – 4h.
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO GÀ ĐÁ
Thức ăn cho gà đá quanh đi quẩn lại cũng chỉ có các chủng loại cơ bản sau:
– Thức ăn chính: Thóc/ lúa đã ngâm qua nước, hỗ trợ tiêu hóa nhanh.
– Thức ăn phụ: Rau xanh >> cho ăn càng nhiều càng tốt, sẽ bổ sung chất xơ, vitamin cần thiết. Đồng thời giúp gà nhanh no, ăn nhiều mà không bị tăng cân.
– Mồi tươi: Thịt bò, sâu, giun, dế, cá chép, lươn, trạch, trứng, sò,… >> hỗ trợ tăng sung, tới pin, tới bo hiệu quả.
Về liều lượng thức ăn thì anh em cứ cân đo đong đếm sao cho phù hợp với từng lứa tuổi cũng như thể trạng gà chiến là được. Quan trọng là giờ giấc cho ăn. Ăn uống phải đúng giờ, như vậy hệ tiêu hóa của gà mới tốt, tránh được tình trạng chướng diều, đầy hơi.
Mỗi ngày cho gà ăn 2 cử, gồm:
– Buổi sáng: 8 – 9 giờ sáng
– Buổi chiều: 5 – 6 giờ chiều
Một số kê sư có thói quen để luôn máng ăn – máng uống trong chuồng cho gà. Nhưng cũng có một số người thường để một khoảng thời gian nhất định rồi lấy ra. Cách này sẽ tập cho gà tính ăn đúng giờ – đúng giấc, không nhai cả ngày trời. Bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với mình.
Ngoài những thức ăn chính thì kê sư cũng nên bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết để nuôi gà, giúp gà khỏe mạnh hơn, tăng sức đề kháng, chống được những bệnh vặt vãnh như chuyển trời, thời tiết thay đổi,…
Bên cạnh đó sẽ có một số chất phụ gia cần thiết trong cách nuôi gà đá cựa sắt mà anh em nên áp dụng, đó là:
– Tỏi: Tỏi có khả năng kháng khuẩn và hỗ trợ tiêu hóa tốt
– Gừng: Hỗ trợ làm ấm cơ thể vào những ngày đông
– Xả: Có thể treo vào chuồng gà để xua đuổi ruồi, muỗi,…
CÁCH NUÔI GÀ ĐÁ CỰA SẮT SAU KHI THI ĐẤU
Gà sau khi thi đấu về sẽ bước vào giai đoạn biệt dưỡng – nghĩa là chăm sóc sau khi ra trận. Quá trình này cũng quan trọng không kém, nó sẽ quyết định chiến kê của bạn khỏe nhanh hay chậm để chuẩn bị cho trận đấu kế tiếp.
Gà sau khi đi đá về, dù thắng hay thua cũng sẽ có những vết thương nhất định. Đối với những vết thương chảy máu, cần rửa qua nước muối để khử trùng. Sau đó sử dụng thuốc để cầm máu. Ngược lại với những vết thương bên trong, có biểu hiện sưng phù, tím tái,… cần cho gà uống thuốc trị tang, hỗ trợ xoa bóp để tan máu bầm nhanh.
Trong khoảng thời gian này, gà thường có xu hướng bỏ ăn, thay vì cho ăn thóc/ lúa anh em nên cho ăn cơm trắng, mỗi ngày viên khoảng 3 – 5 cục rồi đút cho chúng ăn. Không cho gà tập luyện, đạp mái trong giai đoạn này. Đồng thời hạn chế luôn mồi tươi, thay vào đó nên nấu chín.
NUÔI GÀ ĐÁ CỰA SẮT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
Trong cách nuôi gà đá cựa sắt, anh em phải luôn kiểm tra cân nặng, chiều cao và sức ăn của gà,… có như vậy mới nhanh chóng điều chỉnh cho phù hợp. Gà đá quá nặng sẽ rất khó ghép chạng, hơn nữa nó cũng ảnh hưởng đến sự nhanh nhẹn của chúng.
Chủ động tiêm phòng vắc xin để gà ở thể trạng tốt nhất, tránh được những căn bệnh truyền nhiễm chưa có thuốc chữa trị.
TỔNG KẾT
Toàn bộ cách nuôi gà đá cựa sắt chỉ gói gọn trong những vấn đề trên. Nghe thì đơn giản nhưng khi bắt tay vào thực hiện mới thấy có rất nhiều đều cần chú ý và quan tâm. Hy vọng anh em sẽ áp dụng thành công. Đừng quên chia sẻ thành quả hoặc kinh nghiệm của bạn cho những tân binh khác cùng học hỏi nhé!