Nếu là dân chơi gà đá lâu năm sẽ biết rõ câu trả lời. Tuy nhiên với các tân binh mới vào nghề thì có khá nhiều điều bỡ ngỡ. Chúng tôi từng nhận được câu hỏi của một thành viên hỏi về gà cựa nhật nguyệt. Vậy nên trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này. Nếu bạn cũng nằm trong danh sách những người chưa rõ, thì đừng bỏ lỡ nhé!
GÀ CỰA NHẬT NGUYỆT LÀ GÌ?
Gà cựa nhật nguyệt không phải là một giống gà đá nào đó. Nó là thuật ngữ dùng để chỉ một đặc điểm độc lạ trên cơ thể của chiến kê, đó là cựa gà một bên đen và một bên trắng.
Nhật nguyệt được hiểu là mặt trăng và mặt trời, nó cũng tương ứng với hai màu đen và trắng. Vậy nên nếu gà đá nào hai cựa có sự khác biệt về màu sắc, nhưng không phải hai gam màu trên, thì cũng không được xem là gà nhật nguyệt.
Ngoài gà cựa nhật nguyệt thì còn có gà thư hùng kê – một chân đen, một chân trắng hay lưỡng nhãn kê – hai màu mắt khác nhau.
GÀ CỰA NHẬT NGUYỆT TỐT HAY XẤU? CÓ NÊN NUÔI KHÔNG?
Gà cựa nhật nguyệt được xếp vào hành thần kê – linh kê, hiếm có khó tìm, trong hàng ngàn con mới có được 1 con. Vậy nên không cần nói, chắc hẳn anh em đã có câu trả lời của mình rồi, đúng không nào?
Với sự đặc biệt và hiếm có như vậy, nếu ai sở hữu được gà cựa nhật nguyệt thì chẳng khác gì ôm kho báu trong tay. Vì giá trị của chúng rất cao. Trên thực tế không có mức giá niêm yết hay cụ thể nào dành cho gà đá. Nó đơn giản là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. Khi cả hai cảm thấy hài lòng với số tiền đưa ra thì “chốt kèo”. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, người đam mê gà đá sẽ không tiếc tiền để sở hữu chú gà “độc lạ” này.
Nếu như chỉ dựa vào “dị dạng” hai màu cựa khác nhau để “tâng bốc” gà cựa nhật nguyệt thì không đúng. Ngược lại, chính những điểm đặc biệt này đã cho thấy đây là một chiến binh có tài.
Theo dân gian xưa truyền lại, gà nhật nguyệt sở hữu nhiều đòn cáo và có thể hạ gục đối thủ chỉ trong vài khoảnh khắc. Và nếu thực sự chúng không có tài, thì cũng có thể mua về làm cảnh hoặc lai giống.
Bởi trong phong thủy, người ta tin rằng gà nhật nguyệt sẽ mang lại phước lành, đem đến những điều may mắn cho gia chủ, xua đuổi những điềm gỡ trong cuộc sống.
ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG CỦA GÀ CỰA NHẬT NGUYỆT
Như đã nói ở trên, gà cựa nhật nguyệt hơn 90% là có tài, 10% còn lại thì may rủi – đòn lối không được hay cho lắm nhưng không thể phủ nhận sự linh hoạt trong lối đá của chúng, thậm chí có thể lấn át đối thủ chỉ trong vài tích tắc.
Gà cựa nhật nguyệt được đánh giá cao về kỹ năng sử dụng cựa. Nghĩa là những đòn lối của chúng thường nhắm vào điểm tử huyệt của đối thủ. Chúng có thể làm đối thủ sưng đầu, thậm chí là mất cả mắt. Nếu sử dụng chúng trong các trận đá gà cựa sắt thì uy lực càng mạnh, hoàn toàn có thể đâm thủng nội tạng của đối thủ.
Tuy nhiên nếu nói rằng gà cựa nhật nguyệt có tài từ trong trứng nước mà không qua huấn luyện thì cũng không hoàn toàn đúng. Một bàn tay khó vỗ thành tiếng, một con gà tài đến đâu nếu không được nuôi dưỡng đúng cách cũng khó mà thắng độ được.
Kỹ năng của gà cựa nhật nguyệt là không thể bàn cãi. Nhưng nó không quyết định 100% chiến thắng khi ra trường, mà dựa vào rất nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, luyện tập, không gian nuôi dưỡng,…. Điều đó đồng nghĩa với việc, kê sư đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề này.
HƯỚNG DẪN NUÔI GÀ CỰA NHẬT NGUYỆT ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP
Không có gì khó hơn việc nuôi gà đá. Thật vậy, chúng rất dễ bị đau ốm bởi các tác nhân bên ngoài nếu không được tiêm vắc xin đầy đủ. Hơn nữa nếu kê sư không kiểm soát chế độ dinh dưỡng có thể làm chúng trở nên béo phì hoặc gầy gộc thiếu dưỡng chất.
Khi nuôi gà cựa nhật nguyệt, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
THỨ NHẤT – TIÊM PHÒNG ĐẦY ĐỦ
Tiêm phòng đầy đủ cho gà chiến từ khi còn nhỏ sẽ rất hiệu quả. Sẽ có một số căn bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị, nếu không chủ động phòng chống trước sau này có vấn đề gì sẽ rất cực, nguy hiểm hơn là chết gà.
Ngoài tiêm phòng cần bổ sung thêm chất điện giải, vitamin và các khoáng chất cần thiết để gà ở thể trạng tốt nhất.
THỨ HAI – CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG
Gà chiến nếu chưa phát triển toàn diện về thể chất lẫn cơ thể thì không cho tập luyện. Nếu có sân vườn thì có thể thả lang để chúng tự do đi lại. Chế độ dinh dưỡng cần thoải mái, cho ăn càng nhiều càng tốt, không cần hạn chế số lượng.
Tuy nhiên khi gà bước vào giai đoạn trưởng thành cần lên một kế hoạch chi tiết hơn. Mỗi ngày chỉ cho ăn 2 cử vào buổi sáng và chiều. Mỗi cử chỉ cho ăn đúng 70 hạt thóc. Ngoài ra bổ sung rau thật nhiều để gà tăng chất xơ, vừa no mà không lo tăng cân.
Ngoài các thức ăn cơ bản thì nên cho gà dùng cả mồi tươi, nó sẽ tăng sung và giúp gà phát triển tốt hơn. Với gà non thì cách ngày cho ăn 1 lần, với gà trưởng thành thì 1 tuần cho ăn 1 lần.
THỨ BA – CÁCH LUYỆN TẬP
Vì gà cựa nhật nguyệt đã có tài sẵn rồi nên chắc chắn quy trình huấn luyện sẽ không gặp trở ngại nhiều. Một số bài tập mà bạn có thể áp dụng để tăng lực cho đôi chân, tải cựa tốt, tăng sức bền là chạy lồng, vần đòn, quần sương, chuồng bay – chuồng nhảy.
Trước khi gà ra đấu trường khoảng 2 tuần nên xổ thử, nhấp vài chân để đánh giá kỹ năng của chúng và trước khi ra trường 5 – 7 ngày không cho chúng tập luyện nặng, giữ sức để chiến đấu.
KẾT LUẬN
Phía trên là toàn bộ các thông tin liên quan đến gà cựa nhật nguyệt, hy vọng bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích!